05 vấn đề tài chính bạn cần ghi nhớ trước khi lập gia đình

05 vấn đề tài chính bạn cần ghi nhớ trước khi lập gia đình

Ngọt ngào, lãng mạn, chấp nhận hẳn chính là những tính từ để miêu tả cuộc sống trước khi cưới của cặp đôi. Nhưng một khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, những từ này có thể thay bằng vô vàn tính từ tiêu cực khác và chắc chắn tài chính chính là một trong những lý do gây nên những mâu thuẫn ở hầu hết các cặp đôi sau cưới. Do đó, để đảm bảo cuộc sống hôn nhân như ý, hãy thảo luận với vợ/chồng tương lai của bạn 05 vấn đề tài chính sau trước khi chính thức kết hôn.

Vấn đề 01, các khoản nợ cá nhân trước khi cưới

Nếu 02 bạn có chung khoản nợ như vay tiền chuẩn bị đám cưới, điều này sẽ không quá to tát. Nhưng nếu 01 hoặc cả 02 bạn đều có những khoản vay cá nhân không liên quan đến đối phương trước khi cưới, hãy trung thực với nhau và đưa ra hướng giải quyết thuận tình cả 02 nhất. 02 bạn phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi: sau khi cưới, ai sẽ chịu trách nhiệm trả khoản nợ cá nhân của mình?

Vấn đề 02, ai sẽ là người “tay hòm chìa khóa”?

Đây cũng là điều cực kỳ quan trọng mà cặp vợ chồng nào cũng cần phải ghi nhớ để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra trong hôn nhân. Tốt nhất, hãy để người biết cách chi tiêu và tiết kiệm hợp lý là người “tay hòm chìa khóa” cho gia đình. Tuy nhiên, nếu cả 02 bạn đều là những người biết cách sử dụng tài chính khôn ngoan và muốn tôn trọng những khoản tài chính cá nhân tối đa của đối phương, 02 bạn có thể sử dụng phương pháp góp tiền sinh hoạt chung và tự để dành khoản còn lại cho bản thân.

Vấn đề 03, chi tiêu cho 02 bên gia đình

Sau hôn nhân, số tiền vợ chồng bạn sẽ cho 02 bên gia đình là bao nhiêu? Đây là vấn đề 02 bạn nhất định phải thảo luận trước khi cưới. Đừng quên tính đến những trường hợp mua sắm quà cáp nhân dịp lễ tết cho 02 bên gia đình.

Vấn đề 04, chi tiêu như thế nào khi có con?

Sẽ không quá khó khăn để thống nhất việc chi tiêu khi 02 bạn vẫn là vợ chồng son. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên rắc rối hơn khi gia đình có thêm thành viên mới. Lúc này, thay vì chỉ có thể chi tiêu cho bản thân và đối phương, bạn sẽ dành rất nhiều tiền để mua bỉm, sữa, quần áo, học phí, vật dụng… cho con. Đừng quên rằng những tình huống kém may mắn cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào như bạn mất việc, con bị ốm, một trong 02 bị tai nạn không thể lao động…
Lúc này, quỹ dự phòng khẩn cấp là biện pháp cứu cánh hữu hiệu nhất. Hãy thảo luận cùng bạn đời về việc lập các quỹ dự phòng, quỹ cho con, thời gian nào thích hợp để có con mà không lo gặp khó khăn tài chính.

Vấn đề 05, “quỹ đen” không xấu

Bạn nghĩ “quỹ đen” là xấu? Không hẳn như vậy, nếu bạn hoặc bạn đời lập “quỹ đen” để sử dụng vào mục đích tốt. Dành riêng cho bản thân một khoản tiền sẽ đem lại nhiều giá trị riêng cho bạn: bạn sẽ không cảm thấy áy náy khi mua cho bản thân một món đồ xa xỉ, hoặc bạn có thể đem lại cho bạn đời một món quà bất ngờ được mua với tiền riêng của bạn.
Và lẽ dĩ nhiên, mâu thuẫn trong hôn nhân là không tránh khỏi. Việc thảo luận tài chính trước hôn nhân không chỉ giúp bạn và bạn đời chuẩn bị trước tâm lý cho mình, mà còn giúp 02 bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề tài chính có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào sau khi cưới.

No comments:

Post a Comment

BẠN MUỐN HỔ TRỢ GÌ KHÔNG Ạ?

Liên Hệ Chúng Tôi

Liên Hệ Chúng Tôi